Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc, bởi thực tế dù loại keo này có dán được nhiều vật dụng và đảm bảo mối dán bền chắc nhưng giá thành của nó lại cực rẻ. Vì thế không ít người dùng băn khoăn về thành phần của loại keo này. Bởi vậy trong bài viết sau đây công ty Nhật Tiến Hưng sẽ giúp bạn đọc nắm rõ hơn điều đó.
1. Keo 502 được làm từ gì?
Hiện nay keo 502 được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong phạm vi gia đình mà còn trong các công ty, xưởng sản xuất,… Ngoài các vật dụng quen thuộc như gỗ, nhựa, kim loại thì keo 502 còn có thể dán được những món đồ có giá trị cao như vàng, đá quý, kim cương,… Việc nó có thể dán được các loại vật dụng đó là bởi vì hóa chất sử dụng để sản xuất ra keo.
Theo đó dù thị trường có nhiều loại keo 502 khác nhau nhưng nhìn chung nó được làm từ hóa chất Cyanoacrylate, Acetate, Methylene Chloride, Ethyl acetate là chủ yếu. Còn tùy theo mỗi đơn vị sản xuất mà sẽ kết hợp cùng các phụ gia để tăng thêm hiệu quả của nó.
Riêng trong thành phần đó phải kể đến chính là Cyanoacrylat, loại muối của axit acrylic và Cyanua (Cn). Đặc tính của loại hóa chất này là dễ dàng phát huy được khi gặp điều kiện nhiệt độ và áp suất môi trường phù hợp. Song khi gặp nhiệt độ cao hay aceton thì nó sẽ bị phá vỡ liên kết và hòa tan. Vì thế người dùng có thể dựa vào đặc tính này để tẩy keo 502 nếu nó chẳng may dính vào các vị trí không mong muốn.
2. Mối nguy hiểm khi dùng keo 502
Theo một vài nghiên cứu đã chứng minh được rằng con người khi hít phải lượng cyanua khoảng 0,15 – 0,2gram qua đường hô hấp thì nó sẽ xảy ra tình trạng trầy xước mũi, cổ, khí quản và dẫn đến khó thở. Trong khi đó đây lại là một thành phần không thể thiếu ở trong keo 502.
Chưa hết, keo 502 còn có thể gây nên tình trạng chóng mặt, tim đập mạnh, tức ngực, mạch yếu và thưa, mất đi cảm giác, con ngươi giãn, giật rung, co cứng, niêm mạc và da bị mẩn đỏ, hơi thở có mùi hạnh nhân. Nếu tình trạng này kéo dài có thể xảy ra tình trạng tử vong. Bởi vậy cần phải ngưng tiếp xúc với keo 502 ngay lập tức khi có các biểu hiện trên.
Nhìn chung cũng như các loại sản phẩm được làm từ hóa chất, keo 502 có thể kéo theo nhiều mối nguy hiểm nếu không sử dụng và bảo quản đúng cách. Bởi vậy tốt nhất bạn nên cẩn trọng, đeo găng tay đầy đủ khi làm việc với keo 502. Đồng thời cũng phải đóng mở nắp cẩn thận, tránh keo bắn lên người. Sau đó bạn cũng phải đậy nắp cẩn thận ở trong hộp tránh xa tầm tay trẻ em.
3. Một số cách khắc phục khi keo 502 dính vào vị trí không mong muốn
- Nếu keo 502 dính vào tay bạn hãy ngay lập tức ngâm chỗ dính keo vào trong nước có hòa loãng với xà phòng ấm, đây được xem là phương pháp giúp làm mềm keo 502 hiệu quả nhất. Còn để thời gian tẩy keo được nhanh hơn thì bạn có thể cho thêm một chút giấm vào hỗn hợp này.
- Có thể sử dụng aceton hay nước rửa sơn móng tay để tẩy keo 502. Bởi hợp chất này có công dụng làm mềm cyanoacrylate có trong keo 502. Bạn chỉ việc đổ một lượng ít aceton lên vị trí bị dính keo rồi đợi một lát thì keo sẽ được loại bỏ 100%.
- Sử dụng bơ thực vật cũng là cách tẩy keo hiệu quả. Theo đó bạn có thể dùng bơ thoa lên chỗ dính keo rồi lấy tay xoa chuyển động tròn cho bơ thấm vào lớp keo để giúp nó mềm ra. Cuối cùng rửa sạch cùng với là lớp keo có thể được loại bỏ hoàn toàn.
Với những chia sẻ trên đây bạn có thể nắm rõ keo 502 được làm từ gì, mối nguy hiểm của nó ra sao và cách xử lý khi chẳng may keo bị dính vào vị trí không mong muốn. Liên hệ với công ty Nhật Tiến Hưng, nơi sản xuất, phân phối và sẵn sàng đưa ra lời khuyên giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
Khắc Sử