Dùng keo 502 như thế nào để đạt được độ kết dính tối đa, bất kể trên loại bề mặt vật liệu nào? Nếu chưa biết cách, hãy cùng tham khảo ngay những chia sẻ hữu ích dưới đây.
1. Tính chất của keo 502
Muốn sử dụng keo 502 hiệu quả, đạt độ kết dính tối đa trên mọi bề mặt vật liệu thì trước tiên, chúng ta cần nắm rõ về tính chất của loại keo này.
Keo 502 là loại keo có gốc là cyanoacrylate. Loại keo này có khả năng phản ứng rất nhanh khi tiếp xúc với độ ẩm trong không khí, từ đo tạo ra độ kết dính chắc chắn, khô hoàn toàn chỉ sau khoảng từ 3 – 5 giây.
Độ kết dính chắc chắn của keo 502 có thể phát huy trên hầu hết mọi bề mặt vật liệu, từ gỗ, nhựa, cao su, kim loại, gốm sứ, cho tới vải,… Đây chính là lý do giải thích vì sao keo 502 hiện nay được ứng dụng cực kỳ rộng rãi trong hầu hết mọi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, trở thành loại vật liệu kết dính với vai trò không thể thiếu.
Tính chất của loại keo này là khi bề mặt tiếp xúc càng mỏng, nhám thì độ bám dính sẽ càng mạnh. Ngoài ra, keo không có khả năng chịu nước, chịu ẩm, do vậy sẽ bị bong tróc nếu tiếp xúc với nước và độ ẩm cao trong không khí. Loại keo này đồng thời có khả năng chịu nhiệt độ cao không tốt, có xu hướng bị mềm, tan chảy nếu gặp nhiệt cao, từ đó bong tróc.
2. Cách sử dụng keo 502 để đạt được hiệu quả kết dính tối đa
Để sử dụng keo 502 hiệu quả, đạt được độ kết dính chắc chắn, tối đa trên hầu hết mọi bề mặt vật liệu thì dưới đây là trình tự các bước mà bạn nên tham khảo, áp dụng theo:
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần dán
Bước đầu tiên, chúng ta cần vệ sinh thật sach bề mặt vật cần dán để loại bỏ hoàn toàn mọi bụi bẩn, dầu mỡ có trên bề mặt.
Tiếp đến, tiến hành làm khô bề mặt hoàn toàn. Lưu ý rằng vì tính chất của loại keo này là không có khả năng chịu nước và chịu ẩm, do vậy nên ở bước này, chúng ta cần làm khô thật kỹ, phải đảm bảo rằng bề mặt tuyệt đối khô ráo thì keo 502 mới phát huy hiệu quả tốt nhất.
Tiếp đến, bạn có thể chà nhám nhẹ (nếu có thể) để keo phát huy công dụng tốt hơn. Đặc biệt là với các bề mặt vốn có độ nhẵn bóng như kim loại, nhựa cứng, gỗ,… thì chúng ta càng nên chà nhám sơ qua để đạt được độ kết dính như mong muốn.
- Bước 2: Lấy một lượng keo vừa đủ
Tùy thuộc vào diện tích của bề mặt cần được dán, chúng ta sẽ ước lượng, lấy ra lượng keo vừa đủ. Tránh lấy quá nhiều keo vì sẽ khiến cho quá trình khô diễn ra lâu hơn, tệ nhất là keo bị tràn ra 2 bên khi ép chặt 2 bề mặt lại với nhau, gây mất thẩm mỹ. Đối với những bề mặt lớn, nên dán từng đoạn nhỏ để kiểm soát tốc độ bám dính tốt hơn.
- Bước 3: Ép chặt 2 bề mặt lại với nhau
Sau khi cho keo vào, lập tức ép chặt 2 bề mặt lại với nhau và giữ cố định trong ít nhất là từ 10 – 20 giây để keo khô và đạt được độ ổn định tốt nhất. Với các chi tiết nhỏ khó cố định thì người dùng có thể sử dụng băng dính hoặc kẹp để giữ chặt trong vài phút.
- Bước 4: Không vội sử dụng ngay
Mặc dù keo 502 có tốc độ khô siêu nhanh, nhưng để đạt được độ bền tối ưu trong thời gian dài sử dụng thì sau khi dán xong bạn không nên sử dụng vật dụng ngay, mà hãy để sau khoảng từ 30 phút – 1 giờ.
trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn cách để sử dụng keo 502 đạt được độ bám dính tối đa. Để được cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng, đạt độ kết dính tối đa với giá tốt nhất, giao mẫu tận nơi để dùng thử,… hãy liên hệ Nhật Tiến Hưng ngay hôm nay.
ĐT